Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương là một trong những điều thu hút nhiều tài năng từ văn học âm nhạc đến hội họa. Bởi quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày; quê hương nếu ai không nhớ sẽ không sống nổi thành người.

Quê hương hai tiếng gọi thân thương và tha thiết đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca nhạc họa. Từ cổ chí kim người nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm về đề tài này nhưng dường như chủ đề không bao giờ cạn. Có lẽ bởi vì tình yêu dành cho nơi sinh ra quá lớn – nơi đó có mẹ cha, nơi đó là nhà, nơi đó là để trở về mỗi khi đi xa.

Gợi ý một số mẫu tranh phong cảnh quê ấn tượng

1. Nhà thờ ở trên đồi

Nhà thờ là một trong những gợi ý đầu tiên khi nhắc đến vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương. Cứ chiều chiều, tiếng chuông nhà thờ lại vang lên gợi về sự yên tĩnh đối lập với phố xá ồn ào tấp nập ở đô thành. Chỉ cần nhìn thấy ngôi thánh đường lấp ló là cả miền ký ức sẽ ùa về. Những đứa trẻ có thể lên viếng Chúa cũng có những đứa lẻo đẻo vào sân bóng xem người ta đá bóng hoặc đánh bóng chuyền.

Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương – nhà thờ ở quê dưới chân đồi

Để vẽ bức tranh này, bạn chỉ cần vẽ khung cảnh nền trời, ngọn đồi và lấp ló hình bóng nhà thờ với thánh giá sáng láng. Khuôn viên nhà thờ bao bọc bởi cây cối mang đến bầu khí trong lành. Xa xa dưới chân đồi là những ngôi nhà của dân được tô với màu sắc đa dạng.

2. Cánh đồng lúa

Nếu như quê hương bạn xuất phát từ vùng nông thôn thì không thể không vẽ về những đồng lúa thẳng cánh cò bay. Giữa cánh đồng mênh mông ấy không thể thiếu những chú trâu đang gặm cỏ, vài bóng người đang chăm bón cho cây lúa tốt tươi. Để thêm phần ấn tượng, bạn có thể phác hoạ thêm những chi tiết đắt như vài chưa chuồn chuồn bay lượn, có đứa trẻ ngủ trên lưng trâu hay nằm thổi sáo trên lưng con vật này.

3. Khu công nghiệp

Nếu quê bạn đã là đô thị hoá thì khu công nghiệp thường mọc lên rất nhiều. Không im ắng như vùng ngoại ô nữa mà là sự ồn ào của nhà máy. Tất nhiên bạn khó để mô tả điều này thành hình ảnh. Thay vào đó bạn hãy vẽ những ống khói thải nghi ngút từ các nhà máy, đoàn công nhân chạy tán loạn lúc tan trưa hoặc chiều để thấy cuộc sống công nghiệp hoá vội vã đến nhường nào.

4. Chợ quê

Những phiên chợ quê là một gợi ý không tồi khi nhắc đến vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương. Dù bạn sinh ra và lớn lên ở đâu đi chăng nữa thì nơi đó đều có chợ để mua bán, trao đổi hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cuộc sống. Chợ ở mỗi quê một khác và cũng được bày bán những vật dụng hàng hoá khác nhau mang đậm nét riêng khiến chỉ cần nhắc đến tên chợ là người ta nhắc ngay đến tên “ đặc sản” đó.

Vẽ tranh đề tài về chợ quê

Bạn có thể vẽ phiên chợ ngày thường hoặc chơi Tết với hình ảnh đông đúc hơn khi người con thập phương đều trở về nhà, hoa mai hoa đào, cây quất có mặt khắp chợ, từ đồ ăn đến đồ chơi, từ quần áo đến dày dép,… Tất tần tật đều được bày bán vào những ngày cuối cùng của năm cũ.

5. Trường học

Trường học là nơi ghi dấu ấn tuổi thơ nhiều nhất của mỗi chúng ta. Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương về trường học không chỉ để gợi nhớ những kỷ niệm mà còn là để biết ơn thầy cô giáo, những người đã có công lao dạy dỗ mình nên người và thành tài.

Bạn có thể vẽ bức tranh toàn cảnh về một ngôi trường mà mình yêu mến nhất với những dãy lớp được xây dựng khang trang đẹp đẽ, những cây cà cừ, cây Phượng, cây bàng hay hoa bằng lăng đang tỏa bóng mát rợp cả sân trường. Ở những góc nhỏ lại có những hàng ghế đá thuận tiện cho học sinh nghỉ ngơi trong giờ ra chơi.

Ngoài ra bạn cũng có thể vẽ trung cảnh là nhóm học trò đang ngồi dưới sân trường học bài, một lớp học đủ sĩ số đang chú ý nghe cô giáo giảng, một học sinh trong lớp đang đứng dậy trả lời câu hỏi của thầy cô giáo hay đơn giản là không gian im ắng của lớp học trong giờ kiểm tra định kỳ,… Đó là những kỷ niệm thời thơ ấu không thể nào quên của mỗi chúng ta.

7. Nông dân vào mùa

Cũng là cánh đồng lúa nhưng ngày thường là màu xanh thì ngày mùa lúa đã ngả vàng và nặng trĩu. Người nông dân phấn khởi ý ới gọi nhau ra đồng. Người thì mang liềm, người thì mang xe bò, người thì thoăn thoắt gặt lúa, người thì cặm cụi bó. Ai nấy mồ hôi ướt sũng, thi thoảng bắt gặp ánh mắt nhìn nhau cười để xua tan mệt mỏi của nắng hè oi ả.

8. Cây đa, giếng nước, sân đình

Cây đa, giếng nước, sân đình là hình ảnh quen thuộc gắn liền với mỗi làng quê nhất là ở Bắc Bộ. Nó là nơi tụ họp của nhiều người dân, con em lối xóm ra nghỉ ngơi trước hoặc sau giờ làm. Đó cũng là nơi hình thành nhũng câu chuyện tình đôi lứa lãng mạn và cảm động.

Nếu vẽ về bức này bạn có thể chọn bối cảnh đông người tụ họp hoặc chỉ có một đôi nam nữ đang hò hẹn chuyện trò. Thêm cây đa giếng nước, sân đình như là mình chứng cho nơi tình yêu bắt đầu của họ. Hay cũng có thể là tình bạn, tự khi nào bỗng trở thành tình yêu đôi lứa.

Tóm lại vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương thì có muôn hình vạn trạng và là nguồn cảm hứng không bao giờ tắt. Vẽ với tâm thế nhớ quê da diết sẽ khiến bức tranh của bạn có hồn và thêm sinh động hơn.